Tuy nhiên, nếu không biết cách bảo quản hoặc trong quá trình thi công không đúng rất dễ làm tôn mạ bị hư hỏng cũng như mất đi độ bền chắc. Cần lưu ý một số vấn đề để có thể tận dụng tối đa công dụng và chất lượng mà tôn mạ mang lại.
Tôn mạ là gì?
Tôn mạ là từ dùng để chỉ chung các tấm tôn có lớp mạ bao phủ bên ngoài. Trên thị trường thường phổ biến tôn mạ có 2 lớp là: lớp mạ kẽm và lớp mạ nhôm kẽm.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp đặc biệt chính là dòng Tôn Zacs Công Nghệ INOK của hãng BlueScope Zacs với ma trận 4 lớp bảo vệ tôn.
Một vài lưu ý trong quá trình thi công tôn mạ
Để đảm bảo công trình thi công thuận lợi, giảm thiểu rủi ro hư hỏng khi vận chuyên, lưu giữ tôn cũng như chi phí sửa chữa về sau, bạn cần biết một số lưu ý sau đây.
Trong quá trình thi công cán sóng tôn mạ
Tùy theo độ dày của tôn mạ mà căn chỉnh khe hở trục cán cho phù hợp trong quá trình cán tôn. Nên lựa chọn tôn mạ có độ cứng, độ bền kéo phù hợp để gia công. Nếu sử dụng phương pháp cán cách nhiệt thì không nên dùng dầu bôi trơn. Và không cán những loại tôn có bán kính sóng quá nhỏ, vì sẽ làm lớp sơn bảo vệ bị phá hủy.
Thi công lợp tôn mạ đúng cách
Tránh làm bẩn và xước tôn mạ trong quá trình vận chuyển. Nên cẩn thận khi di chuyển tôn từ nơi này đến nơi khác để tránh sự cố xảy ra như làm rơi tôn, mẻ tôn,... Sử dụng khăn khô và dầu thông tự nhiên (hoặc dầu trắng Shell) để làm sạch bề mặt tôn mạ trước khi dán keo. Đồng thời cần dùng keo silicone trung tính, có độ dính cao.
Từng loại tôn có độ bền khác nhau mà lựa chọn vít bắn có độ bền tương đương để dùng. Tốt nhất nên dùng vít có long đền và làm từ vật liệu chống ôxy hóa (cao su tổng hợp). Một lưu ý nhỏ: khi bắn vít phải bắn vuông góc với tấm tôn.
Tuyệt đối không sử dụng những thanh đà đã được xử lý qua các chất như đồng, crom vì tôn mạ hiện nay không hợp với loại thanh đà này. Chỉ nên dùng kéo cắt tôn để cắt. Nếu dùng đá cắt để cắt tôn sẽ làm giảm tuổi thọ và độ bền của tôn vì mạt sắt từ đá cắt làm cho tôn nhanh chóng bị rỉ sét.